kế hoạch bài dạy: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH BÀI DẠY MINH HỌA THCS

 

Câu 1: Sau bài học, HS phát triển được:

– Năng lực:

+ Đọc, viết, nói và nghe, có thể thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa.

+ Phân tích, nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản, biết liên hệ, biết ý nghĩa của cụm từ viết tắt.

– Phẩm chất:

+ Yêu nước ( tự hào về danh lam thắng cảnh).

+ Trung thực (tôn trọng quyền sở hữu).

Câu 2: Các hoạt động học sinh thực hiện trong bài học: HS tìm hiểu và biết về danh làm thắng cảnh. Trả lời câu hỏi của GV qua các hoạt động:

– Đọc hiểu (hoạt động khởi động; hoạt động khám phá; hoạt động luyện tập,

củng cố; hoạt động vận dụng; hoạt động mở rộng, liên hệ, vận dụng).

– Viết (hoạt động khởi động; hoạt động luyện tập, thực hành; hoạt động vận

dụng, mở rộng).

– Nói – nghe (thực hành, luyện tập trên lớp)

Câu 3: Thông qua các hoạt động học sinh sẽ hình thành những phẩm chất, năng lực cho học sinh

  1. Phẩm chất: biết yêu mến và tự hào về những danh lam thắng cảnh của quê

hương, đất nước; có ý thức bảo vệ và tuyên truyền giới thiệu về những cảnh đẹp ấy. HS có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết đọc hiểu một văn bản thông tin.

  1. Năng lực: Đọc – viết –nghe – nói: biết viết văn bản thuyết minh (về một danh lam thắng cảnh, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, bảo đảm cácbước), có kĩ năng nghe và nói thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh.

Câu 4: Khi thực hiện hình thành kiến thức mới học sinh được sử dụng những thiết bị, học liệu:

– Thiết bị: Các thiết bị công nghệ thông tin (Máy tính, điện thoại, các loại phương tiện nghe nhìn) .

– Học liệu: SGK, báo đài, tranh ảnh, phiếu học tập …

Câu 5: HS sử dụng thiết bị để hình thành kiến thức mới:

– Đọc ngữ liệu, nghe – nhìn video.

– Máy chiếu/ Phiếu học tập,…

– HS trả lời một số câu hỏi của GV.

Câu 6: Sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành trong hoạt động hình thành kiến thức mới:

– Hiểu về danh lam thắng cảnh: Động Phong Nha – đệ nhất kì quan

– Trả lời được các câu hỏi của GV

– Hoàn thành được các phiếu học tập.

– Viết đoạn văn thuyết minh/ bài văn thuyết minh

Câu 7: GV nhận xét đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động để hình thành kiến thức mới ở HS:

– Về tinh thần, thái độ học tập của HS.

– Quan sát hoạt động của HS trên lớp.

– Đánh giá trên sản phẩm HS ( bài viết, phiếu học tập)

– Kết hợp đánh giá trên lớp với ở nhà….

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học, học sinh sẽ được sử dụng những thiết bị/ học liệu: hình ảnh, vở ghi, phiếu bài tập…

Câu 9: HS sử dụng thiết bị dạy học/học liệu: đọc ở sách giáo khoa, xem video.

Câu 10: Sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành trong hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới là: Nói và viết được bài văn thuyết minh. Rèn được kỹ năng đọc, viết, nói và nghe.

Câu 11: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động luyện tập/ vận dụng kiến thức mới của học sinh theo hướng động viên khuyến khích là chính.

 

 

VĂN BẢN THÔNG TIN

 

Trong bài học này, HS sẽ đọc hiểu văn bản về vẻ đẹp của Huế và làng điệu ca Huế di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, viết theo phương thức thuyết minh, từ đó thực hiện các hoạt động viết, nghe và nói theo phương thức thuyết minh. Một số kiến thức tiếng Việt được tích hợp trong khi dạy đọc, viết, nói và nghe.

 

CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

  (Tác giả: Hà Ánh Minh)

  1. MỤC TIÊU

1.Phẩm chất

Học sinh biết yêu mến và tự hào về những danh lam thắng cảnh của quê hương, đất nước; những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đất nước; có ý thức bảo vệ và tuyên truyền giới thiệu về những cảnh đẹp, văn hóa truyền thống ấy. HS có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. Hiểu vẻ đẹp và ý nghĩa văn hóa, xã hội của ca Huế. Từ đó có thái độ và hành động tích cực góp phần bảo tồn, phát triển di sản văn hóa dân tộc đặc sắc và độc đáo này.

           2.Năng lực:

  1. a) Đọc hiểu: biết đọc hiểu một văn bản thông tin, cụ thể:

– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản Ca Huế trên sông Hương: biết về vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người Huế; giải thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu di sản văn hóa; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản Ca Huế trên sông Hương.

– Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, bản đồ,…) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản Ca Huế trên sông Hương.

– Giải thích từ : Nhã nhạc cung đình Huế,……

– Nhận biết và phân tích được phép liệt kê.

– Liên hệ với những hiểu biết về di sản văn hóa của bản thân

  1. b) Viết:

Viết văn bản thuyết minh (về một di sản văn hóa, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, bảo đảm các bước).

  1. c) Nói và nghe

– Thuyết minh miệng về một di sản văn hóa phi vật thể, di sản văn hóa vật thể hoặc có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một di tích văn hóa phi vật thể

  1. CHUẨN BỊ
  2. Phương tiện dạy học
  3. GV:

– Kế hoạch bài học (gồm văn bản dạy học để dưới dạng in hoặc dạng điện tử; các hoạt động được thiết kế để tổ chức cho học sinh , VIDEO

– Máy tính/điện thoại có kết nối internet, máy chiếu, bộ loa.

– Văn bản dạy học: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG

b.HS: Chuẩn bị bài hệ thống câu hỏi nhóm được giao, sgk, giấy khổ to, bút dạ, tư liệu trình chiếu

  1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

– Dạy học cá nhân, nhóm, cả lớp;

– HS thuyết trình, giới thiệu, trao đổi thảo luận…

– Kĩ thuật KWL, khăn trải bàn,…

 

Yêu cầu cần đạt và kết quả dự kiến

 

 

          Hoạt động của GV và HS

 

 

PHẦN I ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6 -7 tiết)

I. KHỞI ĐỘNG

*Huy động những tri thức cần thiết liên quan đến văn bản đọc hiểu

* Kết quả dự kiến:

– Nêu được một số thông tin về những địa điểm du lịch qua mạng internet (xem các bài giới thiệu, xem tranh ảnh, video…)

Huy động những tri thức cần thiết liên quan đến văn bản đọc hiểu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. GV tổ chức hoạt động khởi động:

Trình chiếu video có nội dung về một làn điệu ca Huế

HS

-Yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời:

Cảnh ở đâu? Làn điệu dân ca gì?

– HS làm việc nhóm

– Em có thể giới thiệu hiểu biết của em về Huế

yêu cầu HS làm việc cá nhân để trả lời:

– Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và định hướng cho HS.

2. GV dẫn dắt vào bài:

Huế mơ, Huế nên thơ và Huế nên cả nhạc nữa. Vì thế những khúc hát Nam ai, Nam bình lắng trong vui buồn, nặng ân tình nước non của ca Huế có lẽ đã đang và sẽ là điều thú vị nhất mà ai cũng mơ ước đến Huế để thưởng thức

3. GV phát phiếu học tập (theo kĩ thuật KWL), yêu cầu HS điền thông tin vào cột thứ nhất và cột thứ hai, lưu ý HS chỉ điền thông tin vào cột thứ ba sau khi đã đọc hiểu văn bản

Phiếu học tập số 1

Những điều em đã biết về ca Huế Những điều em muốn biết về ca Huế Những điều em biết thêm về ca Huế

4. GV chia lớp thành các nhóm để học tập. Mỗi nhóm có ít nhất 01 máy tính/điện thoại kết nối mạng để HS đọc văn bản trực tiếp trên web

II. KHÁM PHÁ
– Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, Trình bày hiểu biết về vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, con người Huế.

– Nhấn mạnh vào hoạt động sinh hoạt văn hóa độc đáo của Huế: Ca Huế nhất là ca Huế trên sông Hương giải thích được ý nghĩa của trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.

Kết quả dự kiến:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản giới thiệu một di sản văn hóa phi vật thể; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.

– Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách trình bày thông tin trong văn bản theo trật tự thời gian.

– Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (tranh ảnh, video gồm cả hình ảnh và lời nói) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.

Dự kiến kết quả:

Văn bản chia 2

-Phần 1: Từ đầu “…lí hoài nam”->Huế – cái nôi của dân ca.

– Phần 2: Phần còn lại-> Đêm nghe ca Huế trên sông Hương, những nét đặc sắc của ca Huế.

–  Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, thuyết minh (có tác dụng trình bày giới thiệu về đối tượng

 

Sử dụng ngôn từ, tranh ảnh để chuyển tải thông tin.

– Mục đích: giới thiệu và mời du khách đến với Sông Hương – Huế.

(2)- Nêu các tiêu chí để thu hút sự chú ý của người đọc/gây sự tò mò của người đọc ngay từ đầu văn bản.

(3)- Trình tự thời gian (hành trình trên du thuyền).

– Mỗi phương tiện có một ưu thế riêng: ngôn từ khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng của người đọc; hình ảnh giúp người đọc biết chính xác đặc trưng của cảnh.

– Văn bản cũng là một hình thức quảng cáo về du lịch đến Huế, Sông Hương, nên việc đưa các thông tin về “giá vé” và “các tour” du lịch nhằm đạt được đó.

1. Nguồn gốc của dân ca Huế

* Nhận định: Huế nổi tiếng với các điệu hò

 

* Các làn điệu và đặc điểm của dân ca Huế:

– Hò

– Lý

– Các khúc điệu:

+ Điệu Nam

+ Điệu Bắc

-> Nt: Liệt kê, bình luận.

=> Dân ca Huế đa dạng, phong phú, tinh tế, ngắn với cuộc sống lao động của người dân. Nó thể hiện tình ý trọn vẹn:  khát khao, mong chờ, hoài vọng tha thiết của tâm hồn Huế.

Tác giả rất am hiểu, yêu dân ca Huế và yêu Huế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Dự kiến kết quả

Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạngVề các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,…

Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

·                                 Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Cảnh ca Huế trên sông Hương:

 

 

 

* Thời gian – không gian:

– Thời gian: Đêm, về khuya

– Không gian:

+ Thành phố lên đèn như sao sa

+ Thuyền rồng trang trí lộng lẫy, có hình rồng…có dàn nhạc

+ Trăng lên, gió mơn man, dìu dịu. Dòng sông trăng: gợn sóng

+ Con thuyền bồng bềnh.

-> Miêu tả, từ ngữ gợi cảm, so sánh,  hình ảnh đẹp chân thực. Câu văn dài ngắn đan.

=> Thời gian, không gian rất đặc biệt mang đây tính nghệ thuật: yên tĩnh, lung linh huyền ảo và thơ mộng.

 

* Biểu diễn ca Huế:

– Ca công:

– Nhạc công

 

-> Miêu tả tỉ mỉ, cụ thể bằng phép liệt kê với 1 loạt tính từ động từ liên tiếp.

=>Những nghê sĩ tài hoa, điêu luyện, thanh lịch.

– Thưởng thức:

+ Nghe – ngắm trực tiếp.

+ Mở đầu: hòa tấu du dương, trầm bổng, réo rắt.

+ Đêm khuya: Khúc điệu Nam buồn

+ gà gáy gọi canh: thuyền vẫn đầy ắp tiếng nhạc lời ca

 

> Miêu tả + biểu cảm + bình luận

 

=> Độc đáo, tính nghệ thuật cao.

Là một thú tao nhã.

* Nguồn gốc ca Huế:

– Nhạc dân gian

– nhã nhạc cung đình.

Ca Huế

 

Nhạc dân gian                                                       Nhạc cungđình
Nhạc dân gian: Là các làn điệu dân ca, những điệu hò, điệu lí….. bắt nguồn trong cuộc sống lao động, sinh hoạt của con người, nên thường sôi nổi, lạc quan, vui tươi. Nhạc cung đình, nhã nhạc: Là nhạc dùng trong những buổi lễ tôn nghiêm trong cung đình của vua chúa, nơi tôn miếu của triều đình phong kiến, thường có sắc thái trang trọng, uy nghi.

Ca Huế là 1 hình thức sinh hoạt văn hóa lịch sự, tao nhã một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảo tồn và phát triển.

Nêu được tác động của văn bản.

Kết quả dự kiến: Người viết là người của công ty du lịch hoặc được công ty du lịch thuê viết thuyết minh để quảng cáo cho du lịch Huế. Người viết hướng tới đối tượng là những du khách muốn tìm hiểu và đến thăm cố đô Huế . Người viết đã sử dụng một văn bản đa phương tiện để đạt được mục đích đó.

1.GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung khái quát của văn bản “CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG”

 

(1) GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc kĩ nhan đề văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

– Từ việc tìm hiểu nhan đề văn bản, hãy đoán xem văn bản sẽ viết về những gì về ca Huế trên sông Hương?

(2) GV yêu cầu HS đọc lướt toàn bộ văn bản, xem video đính kèm, nhận xét ấn tượng nổi bật nhất của văn bản đối với bản thân bằng việc thực hiện các yêu cầu sau:

– Khái quát nội dung chính của văn bản.

– Đọc xong văn bản, điều gì làm em nhớ nhất? Vì sao?

Sau khi HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS. Lưu ý: GV chỉ chốt lại những ý chính.

2.GV hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản

(1) GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản, làm việc nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn và thực hiện các yêu cầu sau:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Nêu bố cục và nội dung chính của mỗi phần trong văn bản.

 

 

 

– Xác định phương thức biểu đạt chính và các phương thức biểu đạt khác được kết hợp trong văn bản.

– Ngoài ngôn ngữ, văn bản còn sử dụng các phương tiện gì để chuyển tải thông tin?

Theo em, mục đích của việc đăng văn bản này là gì? Việc kết hợp các phương tiện trình bày có giúp văn bản đạt được mục đích đó không?

(2) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần mở đầu của văn bản, làm việc cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:

– Giải thích từ “Ca Huế, tao nhã, nhã nhạc cung đình Huế”.

 

 

(3) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần giữa/phần chính của văn bản, làm việc nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép và thực hiện các yêu cầu sau:

– Chỉ ra trình tự giới thiệu về Ca Huế

Giao nhiệm vụ?

Nhóm 1 trình bày lên bảng phụ. Các nhóm khác lắng nghe và dựa vào phần phiếu bài tập nhóm mình chuẩn bị để góp ý

– Thảo luận nhóm trong 5 phút các câu hỏi sau” 1:

-? Mở đầu bài viết tác giả khẳng định điều gì về Huế và dân ca Huế?

? Em hãy thống kê lại các làn điệu dân ca Huế và đặc điểm của từng làn điệu mà t.giả đã trình bày trong bài bút ký?

? Ca Huế có những khúc điệu nào? Đặc điểm nổi bật mỗi điệu?

? Tác giả dùng hình thức nào để giới thiệu các làn điệu dân ca Huế ? Qua đó em thấy các làn điệu dân ca Huế như thế nào?

Từ đây em thấy tình cảm thái độ nào của tác giả?

– Với mỗi làn điệu, ghi lại các từ ngữ mà em cho là làm nổi bật được nét hấp dẫn, độc đáo đó.

– Với mỗi làn điệu, bài viết sử dụng bao nhiêu ảnh minh họa?

Dưới mỗi ảnh là một chú thích. Nội dung của các chú thích là gì? Có chính xác không?

Hãy so sánh cách giới thiệu về ca Huế bằng ngôn ngữ và bằng hình ảnh.

– Các số liệu trong bài viết được dùng để làm gì?

Xem video về Ca Huế (đính kèm cuối văn bản) và cho biết: Nội dung chính của video là gì? Video sử dụng những phương tiện nào để chuyển tải nội dung ấy? Tác dụng của video đó là gì?

Gv yêu cầu các nhóm nx, bổ sung.

Sau khi HS trả lời, GV gợi mở hoặc tổng kết dựa trên các ý kiến của HS. Lưu ý: GV chỉ chốt lại những ý chính.

Cho biết loại dấu câu được sử dụng tương ứng với mỗi loại trích dẫn ấy.

GV cho HS đọc đoạn văn có sử dụng phép liệt kê..

Yêu hs chỉ ra liệt kê ở đâu,

– Gv chốt và cung cấp về phép liệt kê.

 

 

 

 

? Tại sao em nói ca Huế phong phú, đa dạng, tinh tế?

(Các làn điệu ca Huế nhiều hay ít? Em có nhớ hết được không? Ca Huế có thể hiện đc các cung bậc tình cảm của người lao động ko?)

kết luận.

– GV cho hs nghe hò và lý để hs nhận biết.

– Em hãy chia sẻ cảm nhận của em về 1 trong những khúc ca vừa nghe?

? Ngày nay tại sao ai cũng nói: đến Huế ko nghe các làn điệu ca Huế thì chưa thấy hết vẻ đẹp của xứ Huế. Ca Huế nghe như thế nào? Ca Huế người ta biểu diễn ở đâu mà độc đáo hấp dẫn đến thế? Cùng theo chân Hà Ánh Minh để nghe ca Huế nhé.

– Ở nhà các em đã tìm hiểu đêm ca Huế trên sông Hương trong văn bản của Hà Ánh Minh, bây giờ các em quan sát thêm những hình ảnh cảnh đêm trên sông Hương. Em hãy chia sẻ với cả lớp em hình dung ra đêm Ca Huế diễn ra trong thời gian, không gian nào?

(Máy chiếu hình ảnh đêm trên sông Hương)

– Nhận xét, kết luận nội dung:

(4) GV yêu cầu HS đọc kĩ phần cuối/đoạn cuối của văn bản, làm việc cá nhân và thực hiện các yêu cầu sau:

– Ghi lại các từ ngữ dùng để ca ngợi Ca Huế.

– Theo em, cách viết ở phần cuối/đoạn cuối của văn bản có khơi gợi được niềm yêu thích của người đọc đối với Ca Huế không? Vìsao?

– Hoàn thành nội dung của cột thứ ba trong Phiếu học tập số 1. Với mỗi hoạt động trên đây, sau khi HS trả lời/trình bày, GV nhận xét và hướng dẫn HS chốt lại những ý chính.

Theo em tác giả đã tái hiện thời gian và không gian của đêm ca Huế bằng những thủ pháp nt nào?

Em có nhận xét gì về thời gian và không gian ấy?

Cho hs quan sát hình ảnh và bình:

 

Ca Huế vốn đã hay nhưng để đưa hồn ca Huế đến với người nghe phải nhờ vào các nhạc công và ca công. Hình ảnh của  họ được hiên lên qua những chi tiết nào?

– Em nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?

– Em có nhận xét gì về những ca công nhạc công của đêm ca Huế?

? Vậy khi thưởng thức ca Huế ca điều gì đặc biệt? Một buổi biểu diễn diễn ra ntn? Chúng ta cùng xem một đoạn vi deo nhé.

– Em thấy cách thưởng thức ca Huế có gì đặc biệt?

– Trình tự 1 đêm ca Huế diễn ra ntn?

– Ở phần này các em thấy tác giả kết hợp những ptbđ nào?  Qua đó em có nhận xét gì về cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế?

(Cách biểu diễn và thưởng thức: độc đáo, tính nghệ thuật cao)

? Khi nghe ca Huế người nghe sẽ cảm nhận được sự kì diệu nào?

-Bình

-Thảo luận bàn: Vậy nghe ca Huế là 1 thú thưởng thức văn hóa ntn?

(->Là một thú tao nhã.)

– Tại sao lại nói nghe ca Huế là 1 thú vui tao nhã? (Máy chiếu)

(Tao nhã là gì? Là thanh cao lịch sự. Ca Huế vốn hay và đẹp, nhã nhặn từ nội dung đến hình thức, biểu diễn trong 1 ko gian có tính ghệ thuật, người biểu diễn người nghe đều trang trọng, lịch sự. Theo cô sâu xa hơn là do nguồn gốc của ca Huế. Nên ca Huế thực sự  là thú tao nhã.)

 

? Vậy tác giả cho ta biết ca Huế có nguồn gốc từ đâu?

– Nhóm 3 trình bày.

GV trình bày bằng máy chiếu.)

– Gv bình:

?Sau khi cùng tác giả thưởng thức đêm ca Huế trên sông Hương em suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân với ca Huế nói riêng với những giá trị văn hóa của dân tộc nói chung?

GV Bình kết bài.

Nghe ca Huế trên sông Hương quả là 1 thú chơi tao nhã từ xa xưa. Ngày nay chúng ta thật may mắn hạnh phúc khi được thưởng thức một thứ âm nhạc mà ở một thời điểm lịch sử nhất định được coi là quốc nhạc. Vậy chúng ta cần trân trọng và giữ gìn phát huy sản phẩm văn hóa tuyệt vời này của dân tộc.

? Nêu vài nét đặc sắc về NT của văn bản này?

? Ndung chính của văn bản là gì?

– HS phát biểu – GV đưa lên máy chiếu.

GV hướng dẫn HS tìm hiểu tác động của văn bản: GV nêu các câu hỏi, yêu cầu HS trả lời cá nhân:

– Người viết văn bản trên là ai? Hướng đến đối tượng đọc nào?

– Bài viết thu hút sự quan tâm của nhiều người muốn tìm hiểu và đến thăm Huế. Theo em, làm thế nào để người viết đạt được mục đích của mình?

– Em có bị lôi cuốn bởi cách trình bày cũng như nội dung của bài viết không? Vì sao? Sau khi HS trả lời/trình bày, GV nhận xét.

 

III.  LIÊN HỆ, VẬN DỤNG , MỞ RỘNG
Liên hệ, mở rộng, vận dụng được những điều đã đọc từ văn bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống. Kết quả dự kiến: HS thực hiện, trả lời theo quan điểm cá nhân, miễn là có sức thuyết phục

 

 

GV tổ chức cho HS liên hệ, mở rộng, vận dụng GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện một trong số hoặc một số nhiệm vụ sau:

– Nếu được chọn đi thăm một trong các thắng cảnh nổi tiếng ở Việt Nam, em có chọn Huế là điểm đến du lịch để được nghe và thưởng thức các làn điệu dân ca xứ Huế không? Vìsao?

– Sau khi đọc văn bản, em có ý định giới thiệu với người thân trong gia đình về ca Huế không? Vì sao?

– Giả sử trong kì nghỉ hè tới, em và gia đình sẽ đi cố đô Huế. Hãy phác thảo kế hoạch cho chuyến đi ấy. (Gợi ý: kế hoạch cần nêu được: thời gian, phương tiện, những nơi sẽ đến, những việc dự kiến sẽ làm, kinh phí dự kiến,…).

– Dựa vào những thông tin từ văn bản, kết hợp với sự liên tưởng, tưởng tượng của mình, hãy vẽ lại sông Hương và những du thuyền trình diễn ca Huế.

– Gv giao bài tập: Lập sơ đồ tư duy bài học

(Có thể cho về nhà vì trong bài học này hoạt động này đã có trong phần khai thác bài)

Xem hình ảnh các nhạc cụ

Xem hình ảnh các loại hình dân ca khác.

(Có thể đưa thành yêu cầu về nhà h.s tự tìm hiểu. Vì trong bài hs cũng có nhiều hoạt động có tính chất bổ sung)

– Khái quát được giá trị nội dung và hình thức của văn bản.

– Đọc thêm các văn bản có cùng chủ đề và độ dài tương đương với văn bản đã học

GV tổng kết và củng cố bài học:

(1) GV chốt lại giá trị nội dung và hình thức nổi bật của văn bản.

(2) GV yêu cầu HS:

Thực hành đọc văn bản thông tin tương tự

– Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng từ bài học chính để tự đọc hiểu văn bản thông tin tương tự.

Hướng dẫn HS tự đọc văn bản thông tin – 3 tiết

GV chọn một văn bản thông tin thuyết minh về một danh làm thắng cảnh bất kỳ, trong đó có sử dụng kênh hình (văn bản đa phương thức); sau đó yêu cầu HS thực hành đọc hiểu với một số yêu cầu cơ bản sau:

– Mục đích và nội dung chính của văn bản, mối quan hệ giữa nội dung và mục đích

– Tìm hiểu ý nghĩa tên văn bản, nguồn dẫn,

– Vai trò và ý nghĩa của bố cục văn bản, các tiêu đề nhỏ, các dấu hiệu hình thức nổi bật trong văn bản

– Vai trò và tác dụng của kênh hình trong văn bản

– Giá trị của văn bản đối với xã hội và bản thân

PHẦN II: VIẾT – 3 tiết
Huy động những hiểu biết về cách viết văn thuyết minh. GV tổ chức hoạt động khởi động:

GV nêu câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời:

– Khi khuyên ai đó đến thăm một nơi mà em đã đến và rất thích, em sẽ giới thiệu những gì và bằng phương tiện nào để người đó hứng thú và muốn đến nơi ấy?

– Viết được văn bản thuyết minh về một di sản văn hóa, sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ, bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình thức, thu thập thông tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

– Có hiểu biết và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết cách trích dẫn văn bản của người khác.

GV tổ chức cho HS thực hành viết văn thuyết minh một di sản văn hóa hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miền. GV nêu yêu cầu: Giả sử, em được một công ty du lịch thuê viết bài giới thiệu về một di sản văn hóa hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miền trên đất nước ta mà du khách sẽ tìm thấy nhiều điều thú vị và độc đáo khi đến đó.

1) Tìm hiểu đề và lập dàn ý (1tiết)

– Xác định nơi em định giới thiệu.

– Đối tượng (độc giả) mà bài viết hướng tới.

Chỉ ra các nguồn mà em sẽ lấy thông thông tin để viết bài và cho biết em sẽ dẫn các nguồn thông tin đó trực tiếp hay gián tiếp.

– Xác định nội dung chính của bài giới thiệu.

– Xác định các phương thức biểu đạt và các phương tiện sẽ sử dụng để giới thiệu.

– Xác định trình tự giới thiệu (theo thời gian hay không gian…?)

– Lập dàn ý cho bài viết.

2) Viết thành bài văn thuyết minh (2 tiết) Trong quá trình HS làm bài, GV quan sát và hỗ trợ; nhắc HS dành thời gian đọc lại và sửa lỗi trước khi nộp bài

Nâng cao kĩ năng làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. GV yêu cầu HS về nhà:

– Tạo 01 bài trình bày trên máy vi tính hoặc đề cương bài nói để giới thiệu về danh làm thắng cảnh mà em đã viết trong bài..

– Trao đổi với người thân trong gia đình về đề tài, nội dung và cách viết về đề tài đó. Ghi lại ý kiến của mọi người để rút kinh nghiệm.

 

PHẦN III: NÓI VÀ NGHE – 2 tiết

 

Thuyết minh được về một di sản văn hóa hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miền, có sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.

– Nghe và nhận biết được tính hấp dẫn của bài trình bày (bằng ngôn ngữ nói); chỉ ra được những hạn chế (nếu có) của bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (bằng ngôn ngữ nói).

Sau khi nhận xét bài viết trên lớp, GV yêu cầu HS trao đổi về bài tập đã chuẩn bị ở nhà (bài trình bày trên máy tính hoặc đề cương bài nói); yêu cầu mỗi nhóm thống nhất nội dung và hình thức bài nói để thuyết trình trước lớp:

– GV chia lớp thành 04 nhóm, mỗi nhóm sẽ bốc thăm để 01 HS thuyết trình.

– HS trình bày, kết hợp ngôn ngữ nói với các điệu bộ, cử chỉ phù hợp; sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa đã chuẩn bị để làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

– Sau khi HS trình bày xong, GV đề nghị cả lớp nhận xét bài thuyết trình của bạn, tập trung vào tính rõ ràng, mạch lạc và hấp dẫn của nội dung cũng như hình thức trình bày. – GV có thể hỏi 1 số HS:

+ Nghe xong bài thuyết trình của bạn, em có muốn đến nơi đó không? Vì sao

+ Em thích điều gì nhất trong phần trình bày của bạn

+ Nếu có thể, em muốn thay đổi điều gì nhất trong phần trình bày của bạn Cuối cùng, GV chốt lại những yêu cầu cơ bản về cách thuyết trình về một di sản văn hóa VN hoặc sinh hoạt văn hóa dân gian các vùng miền

Hướng dẫn tự học

– Học, nắm chắc nội dung bài học.

– Tìm nghe ca Huế

– Chuẩn bị bài mới theo phiếu bt về nhà:

+ Viết 1 bài văn ngăn nêu cảm nhận của em về ca Huế.

+ Sưu tầm làn điệu dân ca ở địa phương em? Tập hát 1 làn điệu? Viết cảm tưởng của em sau khi được thưởng thức một buổi sinh hoạt âm nhạc dân gian địa phương.

+ Tìm những đoạn văn, thơ có sử dụng phép liệt kê; tìm chép các bài viết phân tích cái hay khi sử dụng phép liệt kê trong 1 đoạn văn, đoạn thơ cụ thể.